Giản đồ pha Fe – C (Fe – Fe3C) được trình bày ở hình bên dưới với các ký hiệu các tọa độ (nhiệt độ, oC – thành phần cacbon, %) đã được quốc tế hóa như sau:

Xem thêm: Các tổ chức hai pha trong vật liệu

A (1539 – 0);

B (1499 – 0,5);

C (1147 – 4,3);

D (~1250 – 6,67);

E (1147 – 2,14);

F (1147 – 6,67);

G (911 – 0);

H (1499 – 0,10);

J (1499 – 0,16);

K (727 – 6,67);

L (0 – 6,67);

N (1392 – 0);

P (727 – 0,02);

Q (0 – 0,006);

S (727 – 0,80).

Một số đường có ý nghĩa thực tế rất quan trọng như sau:

– ABCD là đường lỏng để xác định nhiệt độ chảy lỏng hoàn toàn hay bắt đầu kết tinh.

– AHJECF là đường rắn để xác định nhiệt độ bắt đầu chảy hay kết thúc kết tinh.

– ECF (1147oC) là đường cùng tinh, xảy ra phản ứng cùng tinh (eutectic).

– PSK (727oC) là đường cùng tích, xảy ra phản ứng cùng tích (eutectoid).

– ES – giới hạn hòa tan cacbon trong Feγ.

– PQ – giới hạn hòa tan cacbon trong Feα.

Cập nhật lúc 22:11 – 25/09/2019

XEM THÊM  Vật liệu gang xám 18-36

One thought on “Giản đồ trạng thái Fe – C trong vật liệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *