Van bi trong công nghiệp là một loại van được sử dụng trong moi trường chất lỏng, chịu được áp lực lớn, dễ dàng đống mở, và được sử dụng rất nhiều

Giới thiệu van bi trong công nghiệp

Van bi là loại van công nghiệp đống mở bằng 1 quả cầu giống như 1 viên bi nên được gọi là van bi, tên tiếng anh của van bi là ball valve

Xem thêm : Lọc chữ y đồng trong công nghiệp

Đặc điểm của quả cầu là quả cầu được khoan 1 lỗ suốt, khi quả cầu xoay 90 độ thì van sẽ đống hoặc mở

Khi mà lỗ của quả cầu song song với dòng chải thì van mở 100%

Khi lỗ của quả cầu vuông góc với dòng chải thì van đóng 100%

Nguyên lý và cấu tạo

Cấu tạo

Một van bi bao gồm 5 chi tiết ta cần quan tâm

  1. Tay gạt

Tay gạt được chế tạo bằng thép , inox , gang, nhựa , thép mạ…Tay gạt được dùng để truyền chuyển động từ tay gạt sang viên bi, để mở hoặc đống dòng chảy

  1. Thân van

Thân van có thể được cấu tạo bằng nhiều loại vật liệu như là thép, gang, đồng, inox, nhựa… chọn loại vật liệu nào còn tùy thuộc vào khả năng sử dụng của nó. Thân van là để bảo vệ các chi tiết của van, và để dòng chảy chảy qua

  1. Gioăng làm kín

Gioăng được sử dụng để làm khít viên bi với thân, không để xảy ra hiện tượng rò rỉ bên trong van, gioăng được chế tạo rất nhiều loại vật liệu, còn tùy thuộc vào môi trường làm việc mà ta chọn vật liệu nào cho gioăng. Các loại vật liệu của Gioăng PTFE, Hypatie PTFE, Reinforced Teflon (RTFE) , Metal, Nilon, Graphite, Viton

  1. Trục van

Trục van thông dụng nhất là được chế tạo bằng inox , truyền chuyển động kết nối giữa tay gạt và bi

  1. Bi
XEM THÊM  Giấy nhám tờ

Bi thì trong bi được khoan một lỗ suốt, được dùng để chắn dòng chảy, hoặc mở dòng chảy, điều tiết dòng chảy. Vật liệu thường làm bi là inox 304, Inox 316, nhựa….

Nguyên lý hoạt động của van bi

Xem video demo

Khí cần vuông góc với thân van thì van đống 100% , khi đó lỗ của bi sẽ nằm vuông góc với dòng chảy và làm đống dòng chảy

Khi cần gạt song song với thân van thì van mở 100%, khi đó lỗ của bi sẽ song song với dòng chảy và mở dòng chảy

Thông số kỹ thuật chung

Chất liệu Gang, Inox, Théo mạ Crom, Đồng
Gioăng PTFE
Kích cỡ 8A => 200A
Áp lực làm việc 16kg/cm2 => 64kg/cm2
Nhiệt độ làm việc lớn nhất 250 độ C
Tiêu chuẩn JIS – BS, DIN

 

Đánh giá

Ưu điểm:  Dễ dàng sử dụng, dể mở và dễ đống. Kết cấu đơn giản vững chắc, dễ sửa chữa bảo dưỡng. Đáng tin cậy vì sẽ không rò rỉ nếu để đó trong thời gian dài, Làm việc trong môi trường lên đến 1000 bar, nhiệt độ đến 500 độ C

Nhược điểm:  Van dễ bị hở do bi trượt trên đệm làm kín, sau một thời gian làm việc trên thân bi thường xuất hiện các vết xước dạng vòng tròn bao quanh thân bi gây dò lọt ở ti van.Vì vậy van bi không dùng được với lưu chất bẩn. Do ma sát giữa viên bi và đệm làm kín nên lực đóng mở van tương đối lớn, không phù hợp với hệ thống cần thay đổi lượng liên tục.

Phân loại

1. Dạng kích thước đầy ( Full Port)

XEM THÊM  Dung sai lắp ghép trong bản vẽ cơ khí

Dạng van bi full port là dạng kích thước của lỗ viên bi bằng với kích thước đường ống được sử dụng trong các ống sử dụng lưu lượng, dòng chảy lớn, hoặc để trong việc nạo vét, làm sạch đường ống

Ưu Điểm: Lực ma sát trong đường ống là nhỏ nhất , không bị tụt áp đường ống.

Nhược điểm: Kích thước van lớn, ảnh hưởng đến thiết kế, gia công , vật liệu, tốn nhiều chi phí.

2. Dạng kích thước giảm ( Reduce Port)

Dạng Reduce Port thì kích thước lỗ của bi nhỏ hơn đường ống

Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí gia công, và vật liệu, giảm lưu lượng và tăng dòng chảy, tùy ứng dụng của nó mà ta áp dụng vào thực tế

Nhược điểm: Dòng chảy bị hạn chế

3. Dạng kích thước chữ V ( V Port)

Dạng V Port là dạng lỗ của viên bi là hình tam giác , đệm Gioăng kín làm bằng kim loại.

Ưu điểm: Van này rất lý tưởng cho việc khóa các dòng chảy như là chất lỏng giấy, chất lỏng có độ nhớt …., Kiểm soát tỷ lệ dòng chảy tốt

Nhược điểm: Kết cấu của van phải chắn chắn, nếu không sẽ dễ dàng làm hỏng van

4. Dạng Cavity Filled

Dạng Cavity Filler là dạng van khi chúng ta đống van thì chất lỏng sẽ không còn chưa bên trong lỗ của bi, thường sử dụng trong ngành thực phẩm, vì nếu chất lỏng ở lại trong viên bi thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ưu điểm: Không để lại chất lỏng bên trong bi, theo thời gian sẽ không bị biến chất, gây ảnh hưởng xấu

Nhược điểm: Rất đắt tiền, thường trang bị thêm bộ điều khiển khí nén và điện

5. Dạng Trunnion

Van bi thông thường sẽ chỉ có 1 chốt liên kết giữa bi và tay gạt, nhưng ở Trunnion Ball Valve thì có 2 chốt trên và dưới cố định.

XEM THÊM  Khối lượng riêng của chất lỏng

Ưu điểm: Giúp van chịu lực tốt hơn, thường sử dụng trong ống có áp suất, và kích thước lớn

Nhược điểm: Kích thước van lớn, ảnh hưởng đến thiết kế, gia công , vật liệu, tốn nhiều chi phí.

6. Dạng Multi Port

Dạng multi port ball vavle dạng này thì 1 viên bi có nhiều lỗ, làm nhiều hướng di chuyển của dòng chảy, đổi hướng của dòng chảy

7. Dạng điều khiển bằng khí nén

Van bi này gắn thêm bộ điều khiển bằng khí nén vì van này hoạt động trong điều kiện nghiêm ngặt, đống mở tự động đúng lúc, đúng thời điểm, được điều khiển bằng khí nén

Van bi điều khiển bằng khí nén sử dụng nhiều trong hệ thống gas , xăng , dầu, khí đốt…

8. Dạng điều khiển bằng điện

Van bi này gắn thêm bộ điều khiển bằng điện vì van này hoạt động trong điều kiện nghiêm ngặt, đống mở tự động đúng lúc, đúng thời điểm, được điều khiển bằng tín hiệu điện

Van bi điều khiển bằng điện sử dụng nhiều trong hệ thống tự động hóa trong công nghiệp

Bảo trì

Khi chúng ta trong thời gian dài không mở và đống, bên trong van có thể bị rỉ sét gây ra liên kết giữa tay gạt , trụ van, và bi không liên kết tốt, làm khi mở gây khó khăn. Để tránh tình trạng trên ta cần phải thường xuyên tra dầu, mỡ bôi trơn 6 tháng 1 lần

Nếu viên bi bị mòn hoặc gioăng bị hở thì ta nên thay thế, việc nhân biết bị hở hay không là do quá trình quan sát, và van không còn kín nữa

Cập nhật lúc 19:43 – 22/02/2018

2 thoughts on “Van bi trong công nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *