Có thể nó phần mềm Inventor của hãng Autodesk là một trong những công cụ thiết máy khá mạnh và được nhiều công ty trên thế giới sử dụng. Tại Việt Nam phần mềm này đã được đưa vào giảng dạy ở bộ mô thiết kế máy cho sinh viên hoặc kèm vào nội dung thực hành trong môn chi tiết máy. Đây là một gói phần mềm CAD/CAM/CAE/CNC được hỗ trợ rất đầy đủ và được đánh giá thuộc top phần mềm hạng trung trong lĩnh vực này. Chức năng được nhiều người học học và sử dụng đó là thiết kế 3D, lắp ráp và xuất bản vẽ, những tính năng nâng cao như tính toán, phần tích mà mô phỏng thì không có nhiều người quan tâm và sử dụng. Riêng về phần gia công HSM trên inventor thì càng ít người quan tâm hơn nữa, đây là một trong những chức năng sau này được thêm vào để hỗ trợ người dùng có thể lập trình gia công trên môi trường của phần mềm Inventor. Bởi vì nó ra đời là khá muộn nên nhiều người đã quen với việc sử dụng các phần mềm gia công như mastercam, gia công trên creo, powermill,.. Đối với chức năng thiết kế 3D thì có thể thấy nó khá giống với Solidworks (Một phần mềm phổ biến tại Việt Nam) và môi trường làm việc rất đơn giản cũng như các lệnh là dễ sử dụng, nên học inventor không hề khó khăn nếu tập trung học trong vòng 1 tuần thì có thể thiết kế được rất nhiều sản phẩm ở dạng mô hình 3D trên phần mềm inventor.
Một đặc điểm mà được đánh giá là khả năng của inventor vượt trội hơn các phần mềm khác đó là khả năng thiết kế máy, khi mà hãng Autodesk đã tích hợp một công cụ vào trong inventor để phục vụ riêng cho việc thiết chi tiết máy. Không cần phải sử dụng các cộng, lệnh để thiết kế từng chi tiết nữa mà giờ đầy bạn chỉ cần nhập thông số của các chi tiết máy là phần mềm sẽ tự tính toán và đối chiếu với các điều kiện tiêu chuẩn của chi tiết đó.
- Nếu như thỏa điều kiện thì inventor sẽ tự động xuất ra mô hình 3D của chi tiết đó
- Nếu không thỏa thì công cụ sẽ báo lỗi và công việc của người thiết kế là thay đổi thông số cho đúng cới điều kiện
Nếu như phải thiết kế thông thường là bạn phải tính toán trước đầy đủ các số liệu về thống số chi tiết đầy đủ và sau đó đưa ra phương án thiết kế cho hợp lý nhất sau đó mới thiết kế và quy trình sẽ là : Thiết kế sketch 2D ⇒ Dựng các khối 3D ⇒ Chỉnh sửa cho đúng với mô hình của chi tiết ⇒ Lắp ráp toàn bộ lại để được sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy nhìn chúng rất phức tạp và khó khăn và tính năng về thiết kế máy trên phần mềm inventor sẽ làm đơn giản hóa quá trình đi rất nhiều.
Những bộ phận chi tiết máy phần mềm có thể tính toán và thiết kế tự động được bao gồm:
- Tính toán thiết kế trục
- Phân tích dầm
- Bộ truyền đai
- Bộ truyền bánh răng
- Bộ truyền xích
- Vít me – Đai ốc
- ……..
Để có thể học được đến module thiết kế máy này thì cần phải có kiến thức về những phần trước như: Thiết kế, lắp ráp và xuất bản vẽ thì mới chuyển qua học tính năng nay.