Khi chúng ta làm kỹ sư cơ khí thiên về hệ thống đường ống thì ta phải biết được ký hiệu của đường ống đó sẽ tương dương với kích thước bao nhiêu, ví dụ như đường ống DN 15 thì kích thước đường kính ngoài là bao nhiêu …


Tiêu chuẩn đường ống

Xem thêm: Độ nhớt của nước ( Kinematics & Dynamic Viscostity)

Kích thước đường ống thì được sản xuất theo tiêu chuẩn : ASTM A106, A53, API 5L, A312, ASME…  => Nên kích thước của chúng theo hệ inch (“)

Ví dụ ta đo được đường kính ngoài của ống là Ø26.67 mm => Đường ống này là DN 20 hoặc chúng ta có thể suy ra được 3/4”


Nhầm lẫn

Có nhiều bạn nhầm lẫn DN15 là đường ống Ø15 , là điều hoàn toàn sai bạn nhé

Trường hợp này mình thấy ở nhiều bạn vừa mới ra trường, vô công ty và chém gió , đọc bản vẽ DN15  => Ø15, nhưng ra đo thì lại là Ø 21.34 mm hỏi mình sao kỳ vậy .

DN15 => tương đương với Đường kính ngoài Ø 21.34 mm


Làm sao để biết đường ống kích thước bao nhiêu

Ta phải tra bảng bên dưới để biết được

  1. DN
  2. Inch
  3. Đường kính ngoài
  4. Độ dày

Bảng này tiêu chuẩn kích thước đường ống từ DN6 đến DN600

Inch DN ĐK ngoài Độ dày thành ống (mm)
(mm) SCH 5s SCH 5 SCH 10s SCH 10 SCH 20 SCH 30 SCH 40s SCH 40 SCH 60 SCH 80s SCH 80 SCH 100 SCH 120 SCH 140 SCH 160
⅛” 6 10,29 0,889 1,245 1,448 1,727 2,413
¼” 8 13,72 1,245 1,651 1,854 2,235 3,023
⅜” 10 17,15 1,245 1,651 1,854 2,311 3,200
½” 15 21,34 1,651 2,108 2,769 3,734
¾” 20 26,67 1,651 2,108 2,870 3,912
1″ 25 33,40 1,651 2,769 3,378 4,547
1¼” 32 42,16 1,651 2,769 2,972 3,556 4,851
1½” 40 48,26 1,651 2,769 3,175 3,683 5,080
50 60,33 1,651 2,769 3,175 3,912 5,537 6,350
65 73,03 2,108 3,048 4,775 5,156 7,010 7,620
3″ 80 88,90 2,108 3,048 4,775 5,486 7,620 8,890
3½” 90 101,60 2,108 3,048 4,775 5,740 8,077
4″ 100 114,30 2,108 3,048 4,775 6,020 7,137 8,560 11,100 13,487
4½” 115 127,00 6,274 9,017
5″ 125 141,30 2,769 3,404 6,553 9,525 12,700 15,875
6″ 150 168,28 2,769 3,404 7,112 10,973 14,275 18,263
8″ 200 219,08 2,769 3,759 6,350 7,036 8,179 10,31 12,700 15,062 18,237 20,625 23,012
10″ 250 273,05 3,404 3,404 4,191 4,191 6,350 7,798 9,271 9,271 12,700 12,700 15,062 18,237 21,412 25,400 28,575
12″ 300 323,85 3,962 4,191 4,572 4,572 6,350 8,382 9,525 10,312 12,700 12,700 17,450 21,412 25,400 28,575 33,325
14″ 350 355,60 3,962 3,962 4,775 6,350 7,925 9,525 9,525 11,100 15,062 12,700 19,050 23,800 27,762 31,750 35,712
16″ 400 406,40 4,191 4,191 4,775 6,350 7,925 9,525 9,525 12,700 16,662 12,700 21,412 26,187 30,937 36,500 40,462
18″ 450 457,20 4,191 4,191 4,775 6,350 7,925 11,100 9,525 14,275 19,050 12,700 23,800 29,362 34,925 39,675 45,237
20″ 500 508,00 4,775 4,775 5,537 6,350 9,525 12,700 9,525 15,062 20,625 12,700 26,187 32,512 38,100 44,450 49,987
24″ 600 609,60 5,537 5,537 6,350 6,350 9,525 14,275 9,525 17,450 24,587 12,700 30,937 38,887 46,025 52,375 59,512
XEM THÊM  Đổi Sm3 sang Nm3 và Nm3 sang Sm3

*DN : Đường kính trong danh nghĩa

– Ví dụ DN15 hoặc 15A, tương đương với ống có đường kính ngoài danh nghĩa là Ø 21mm.

– Tuy nhiên, ống sản xuất với mỗi tiêu chuẩn khác nhau thì sẽ có đường kính ngoài thực tế khác nhau, (ví dụ theo ASTM là Ø 21.3mm, còn BS là Ø 21.2mm…).

– Nhiều người thường nhầm rằng ống DN15 tức là ống Ø 15mm, nhưng không phải.

– Tuy DN là đường kính trong danh nghĩa, nhưng đường kính trong thực tế là bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào từng tiêu chuẩn sản xuất. Khi có đường kính ngoài thực tế, ta chỉ cần lấy đường kính ngoài trừ 2 lần độ dầy, sẽ ra được đường kính trong thực tế.

Đường kính trong (mm) = ĐK ngoài (mm) – 2x độ dầy (mm)


* Ø: đường kính ngoài danh nghĩa.

– Ở Việt Nam, đơn vị để đo đường kính ống quen thuộc nhất vẫn là phi (Ø), tức là mm (ví dụ Ø 21 là 21mm).

– Cũng có nhiều người nhầm rằng, ống có Ø 21 thì đường kính ngoài phải là đúng và đủ 21mm. Nhưng cũng như đã trình bày ở trên, ứng với mỗi tiêu chuẩn sản xuất thì ống cũng sẽ có những đường kính ngoài thực tế khác nhau, gọi là Ø 21 chỉ để cho dễ gọi, và dễ hình dung ra cái kích thước của ống mà thôi.

– Thường thì tất cả các nhà máy sản xuất đều công bố tiêu chuẩn sản xuất của mình, và có bảng quy cách chính xác của từng loại ống.

XEM THÊM  Hạt silicagel là gì

* Inch (“):

– Một đơn vị cũng thường được dùng, đó là Inch (viết tắt là ký hiệu “).

– Nhiều người sẽ hay bị nhầm trong việc quy đổi từ Inch ra DN hoặc phi và ngược lại.


 

Cập nhật lúc 12:03 – 26/01/2019

2 thoughts on “Kích thước đường ống tiêu chuẩn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *