Khi bạn thiết kế một cụm chi tiết nào đó thì chúng ta phải đảm bảo cụm đó có thể hoàn toàn lắp ghép được với nhau sau khi gia công, như thế này tôi sẽ ví dụ đơn giản, nếu bạn thiết kế một cái máy móc nào đó thì sau khi gia công chi tiết, khi bạn lắp ghép thì không để ra sai sót gì như là lắp không khớp hay gì đó. Nên dụng sai lắp ghép trong bản vẽ cơ khí thì cực kỳ quan trọng

Giới thiệu về dụng sai lắp ghép

Dung sai lắp ghép thì gồm 2 loại là dung sai lắp ghép cho lỗ và dung sai lắp ghép cho trục

Dung sai lắp ghép cho lỗ: ký hiệu bằng chữ hoa , ví dụ H7

Dung sai lắp ghép cho trục : ký hiệu bằng chữ thường ví dụ h7

Phân loại lắp ghép

Trong hệ thống lắp ghép sẽ có 3 loại lắp ghép, đó là lắp ghép lỏng, lắp ghép trung gian, và lắp ghép chặc

Dựa vào miền dung sai trên sơ đồ bên dưới để phân loại ra 3 loại lắp ghép

Phân tích sơ đồ bên trên 

+ Miền dung sai bên trên là dung sai của lỗ

+ Miền dung sai bên dưới là dung sai của trục

Nếu lỗ là A B C D E F G H mà lắp ghép với trục a b c d e f g h thì đó là loại lắp ghép lỏng

Ví dụ: 30H7/g6 thì đó là dạng lắp ghép lỏng

Nếu lỗ là Js K M N mà lắp ghép với trục js k m n thì đó là loại lắp ghép trung gian

XEM THÊM  Hạt silicagel là gì

Ví dụ: 30K7/js6 thì đó là dạng lắp ghép trung gian

Nếu lỗ với trục lắp ghép theo các chữ còn lại thì đó là lắp ghép có độ dôi hay còn gọi là lắp ghép chặt

Ví dụ: 30R7/s6 thì đó là dạng lắp ghép chặt

+ Lắp ghép lỏng : là thuộc dạng khi lắp ghép trục với lỗ với nhau, chúng ta có thể dễ dàng tháo ra .

Trong mối ghép này kích thước lỗ luôn lớn hơn kích thước thực. Độ hở trong lắp ghép đặc trưng cho sự chuyển động tương đối giữa hai chi tiết trong lắp ghép. Độ hở càng lớn thì khả năng dịch chuyển tương đối càng lớn và ngược lại.

+ Lắp ghép chặt: là lắp ghép sau khi ghép trục với lỗ với nhau thì chúng ta không thể tháo 2 chi tiết ra với nhau

Đây là loại lắp ghép trong đó kích thước của lỗ luôn nhỏ hơn kích thước của trục. Độ dôi trong lắp ghép đặc trưng cho sự cố định tương đối giữa hai chi tiết trong lắp ghép. Nếu độ dôi càng lớn thì sự cố định giữa hai chi tiết càng bền chặt và ngược lại.

+ Lắp ghép trung gian : là loại lắp ghép sau khi ghép với nhau, bạn phải sử dụng lực lớn như cảo để tháo 2 chi tiết với nhau

Lắp ghép trung gian là loại lắp ghép quá độ giữa lắp ghép có độ hở và lắp ghép chặt. Trong lắp ghép này tùy theo kích thước của chi tiết lỗ và chi tiết trục (kích thước thực tế trong phạm vi dung sai) mà lắp ghép có độ hở hoặc lắp ghép có độ dôi.

XEM THÊM  Siêu định vị là gì

Dung sai lắp ghép ghi trên bản vẽ như thế nào ?

  1. Ghi dung sai trên bản vẽ chi tiết

Có 3 cách ghi dung sai

a. Ghi theo ký hiệu quy ước

b. Ghi theo trị số dung sai

c. Ghi kết hợp cả 2

2. Ghi dung sai trên bản vẽ lắp ghép

a. Ghi theo ký hiệu miền dung sai

b. Ghi theo trị số dung sai

c. Kết hợp cả 2

 

Kết luận

Nếu có chỗ nào chưa hiểu rõ hãy mạnh dạng comment bình luận vào, trên đời này không có câu hỏi này ngu ngốc, chỉ có người trả lời ngu ngốc

Cập nhật lúc 19:52 – 15/03/2018

8 thoughts on “Dung sai lắp ghép trong bản vẽ cơ khí

    1. ∅6H6 : Dung sai của lỗ
      ∅6h6 : Dung sai của trục
      Bạn có thể tham khảo sách dung sai kỹ thuật đo của thầy Trần Quốc Hùng, ở cuối sách có bảng tra dung sai H6 và h6 nhé

    1. H7/k6( ghép trục và bánh răng) Là mối ghép trung gian nhé.

      k6 là dung sai lắp ghép của trục nhé

  1. Mình muốn lắp lỏng 2 chi tiết độ cứng cao, chọn dung sai ntn cho phù hợp vậy? Yêu cầu độ rơ ít nhất có thể, thanks

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *