Khi học chế tạo máy cũng như đi làm bên ngoài về lĩnh vực này thì cái đầu tiên bạn cần phải nắm là cách chọn chuẩn thô trong công nghệ chế tạo máy, vì trong quá trình gia công bất cứ chi tiết gì thì ban đầu bạn cũng phải chọn chuẩn thô cho chi tiết, nếu bạn không nắm rõ được những tiêu chí chọn chuẩn thô thì bạn sẽ không đạt được yêu cầu cũng như chất lượng gia công

Mục đích của việc chọn chuẩn thô

Xem thêm : Dung sai lắp ghép trong bản vẽ cơ khí

Mục đích của việc chọn chuẩn thô thì mục đích hàng đầu nối đến sản phẩm thì bạn cần biết chất lượng của chi tiết là quan trọng nhất, nếu bạn không chọn chuẩn thô hợp lý thì bạn sẽ rất khó gia công, và chất lượng như là dung sai, độ lệch ảnh hưởng đến sản phẩm gia công của bạn

Khi bạn chọn chuẩn thô một cách hợp lý thì bạn sẽ gia công nhanh hơn, giá thành sẽ giảm vì ít phế phẩm, tăng năng suất cho quá trình sản xuất của bạn

Chúng ta chọn chuẩn thô như thế nào là hợp lý

Nói chung nói qua nói lại, theo sách vở hay kinh nghiệm thực tế thì bạn cũng phải tuân thủ đúng 5 nguyên tắc chọn chuẩn thô đã được nghiên cứu bấy lâu nay

+ Nguyên tắc 1: 

Chúng ta có 1 chi tiết ví dụ là chi tiết đó có 6 bề mặt, mà trong đó có 1 bề mặt không gia công thì bạn phải chọn bề mặt đó làm chuẩn thô

XEM THÊM  Từ vựng dụng cụ cơ khí tiếng anh

Vì sao lại chọn bề mặt không gia công làm chuẩn thô, vì khi bạn lấy bề mặt không gia công làm chuẩn thì khi gia công các bề mặt còn lại sẽ tương quan với bề mặt không gia công, ví dụ như độ song song, độ vuông góc sẽ đi theo bề mặt không gia công

Nguyên tắc 2:

Chúng ta có 1 chi tiết có 6 bề mặt, trong đó có 3 bề mặt không yêu cầu gia công và 3 bề mặt có yêu cầu gia công

Thì bạn lấy 3 bề mặt không yêu cầu gia công ra , và suy nghĩ lựa chọn so sánh xem bề mặt nào có sai lệch tốt nhất ví dụ như phẳng nhất, chọn ra làm chuẩn thô để gia công bề mặt khác

Ví dụ: Đối với tay biên như hình trên thì ta chọn mặt A và B làm chuẩn thô và gia công 2 lỗ biên vì điều quan trọng nhất là độ đồng tâm giữa 2 lỗ biên và bề mặt A và B

Nguyên tắc 3

Nếu tất cả bề mặt của chi tiết đó đều phải gia công, thì ta chọn bề mặt nào mà thấy nó phẳng nhất đẹp nhất và đặt biệt là lượng dư của nó nhỏ nhất thì chúng ta chọn mặt đó làm chuẩn thô

Để làm được thì chúng ta phải so sánh, nhìn nhận hoặc từ bản vẽ đúc để chúng ta lựa chọn bề mặt phẳng nhất, đẹp nhất, lượng dư ít nhất

Nguyên tắc 4:

Cũng như đã nói ở trên bề mặt chọn chuẩn thô phải bằng phẳng, hoặc ít nhất cũng hơi phẳng, không có ba via, đậu hơi đậu ngót, gồ ghề, lỡm chỡm khó định vị

XEM THÊM  Sinh viên cơ khí làm gì kiếm tiền

Nguyên tắc 5:

Nguyên tắc thứ 5 này bạn cần phải nắm thật kỹ, chuẩn thô chỉ được dùng 1 lần trong quá trình gia công

Tôi xin nhắc lại một lần nữa là chuẩn thô bạn chỉ sử dụng 1 lần trong quá trình gia công

Ví dụ

Như hình ở trên, chúng ta phải lấy lỗ O làm chuẩn thô gia công mặt A

=> Sau đó lấy mặt A làm chuẩn gia công mặt B

Cập nhật lúc 20:25 – 04/05/2018

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *