Van cổng thì được ứng dụng nhiều trong công nghiệp , vì tính đa dạng về chủng loại, cũng như đa dạng về ứng dụng, chịu được áp lực lớn. Khi chúng ta làm về kỹ thuật, hay chuẩn bị mua một thiết bị van thì ngoài nắm được tiêu chuẩn thiết bị, thì bạn cần phải nắm rõ cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động để xem rằng chúng có phù hợp với hệ thống bạn đang cần hay không
Cấu tạo Van cổng
Xem thêm:
1.Tay van
Là bộ phận giúp chúng ta dễ dàng đống mở van bằng việc xoay cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ, giúp van mở và đống .
2. Vòng chèn
Khi van mở sẽ có dòng lưu chất tràn lên phía trên khoảng không, dẫn đến rò rỉ nếu thiếu vòng chèn, nên vòng chèn này cũng là một thiết bị vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn dòng lưu chất rò rỉ ra ngoài van. Nếu một ngày nào đó bạn thấy rằng van của bạn bị rò rỉ phía trên nắp bích thì bạn biết rằng vòng chèn của bạn đã bị hỏng và cần phải thay thế gấp
3. Nắp bích
Nắp bích là bộ phận cover cho van cổng bằng bulong, giúp chúng ta dễ dàng trong công tác bảo trì, ngoài việc cover thì trong nắm bích có ren, tạo tác dụng đỡ ống lót và dẫn hướng cho trục van
4. Cần van
Cần van hay còn gọi là trục van, là bộ phận liên kết giữ tay quay và cửa van, biến chuyển động quay của tay van thành chuyển động tịnh tiến của cửa van bằng cơ cấu đơn giản.
5. Cửa van
– Là phần tử nhận chuyển động tịnh tiến từ trục van thực hiện quá trình đóng hoặc mở dòng lưu chất đi qua thân van, tuỳ theo loại van mà cổng có cấu tạo nhiều loại khác nhau.
-Khi cửa van chuyển động xuống chúng sẽ chặn đứng dòng chảy và tạo nên độ kín giữa nó và hai vòng tiếp xúc. Khi cửa van chuyển động lên xuống sẽ sinh ra lực ma sát giữa cửa van và hai vòng tiếp xúc do đó sẽ gây ra sự mài mòn các phần tiếp xúc này.
Mặt khác dòng chảy của vật chất luôn có xu hướng mài mòn những phần tiếp xúc với. Khi dòng chảy của vật chất dưới áp suất cao thì sự mài mòn ngày càng lớn.
Nếu cửa van và các vòng tiếp xúc bị mài mòn nhiều thì chúng sẽ không còn tác dụng làm kín toàn bộ dòng chảy khi đang ở vị trí đóng. Vì van cửa bị mài mòn không đồng đều khi ở vị trí điều tiết nên thông thường không sử dụng loại van này vào mục đích điều tiết dòng chảy.
Nguyên lý van cổng
Nguyên lý hoạt động của loại van này cực kỳ đơn giản, chỉ cần nhìn qua phần cấu tạo ở phía trên thì bạn cũng có thể hình dung ra nguyên lý hoạt động của van công, nhưng ở đây chúng tôi sẽ nêu rõ để bạn có thể dễ dàng hiểu rõ rằng nó hoạt động ra sao
Đóng van :
Ở 3 hình trên, hình đầu tiên là biểu diễn cho sự đống van, khi chúng ta quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ, trục van sẽ đi xuống thông qua ren trên nắp van, dẫn đến cửa van sẽ đi xuống kéo và đống chặt dòng chảy
Mở Van
Ở 3 hình trên, hình thứ 3 là biểu diễn cho sự mở van, khi chúng ta quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ, trục van sẽ đi lên thông qua ren trên nắp van, dẫn đến cửa van sẽ đi lên, làm van mở ra
Tiết lưu
Ở 3 hình trên, hình thứ 2 biểu diễn cho sử tiết lưu, trong nền công nghiệp hiện nay thì người ta sử dụng van cổng cho mục đích chính là tiết lưu dòng chảy, tiết lưu có nghĩa là chúng ta không mở hết hay đống hết van mà là chúng ta mở ra một phần đảm bảo đúng lưu lượng cần dùng
Các dạng liên kết đường ống của Van cổng
1.Dạng liên kết mặt bích
Van cổng thì cũng được tiết kế theo nhiều loại tiêu chuẩn như ANSI hay là JIS, thì tùy vào loại tiêu chuẩn đường ống nhà máy , bạn có thể chọn tiêu chuẩn mặt bích cho van một cách phù hợp nhất
2. Dạng liên kết ren
Dạng liên kết ren là dạng liên kết đường ống với ren, dạng này thường được sử dụng cho đường ống nhỏ
3. Van cổng ty chìm
Có thể đóng mở theo cả 2 chiều nên thường có thể gọi là Van 2 chiều. Với trục van được nằm trọn trong thân và nắp van. Van thường lắp trong không gian rộng dãi và được vận hành đóng mở bằng cách dùng tay quay vô lăng hoặc vặn nắp chụp để đóng mở van.
4 .Van Cổng ty nổi
Van cổng ty nổi là loại van cổng mà ty của nó khi mở van sẽ chồi lên cao, chính vì thế mà người ta còn gọi là van cổng thay đổi kích thước. Tên tiếng anh của van cổng ty nổi = gate valve non-rising stem . Ngoài ra van cổng ty nổi còn được gọi là van cổng vai, van cổng này có 2 vai ở trên thân gần với vô lăng.
Ưu điểm và nhược điểm của van cổng
Ưu điểm
- Van được thiết kế đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích thước, dễ dàng tháp lắp và bảo trì.
- Khi van mở hoàn toàn áp suất hệ thống không bị ảnh hưởng.
- Thân van được đúc hoàn toàn chịu nên được áp lực lớn, chống kẹt, chịu được va đập mạnh.
- Phía trong và phía ngoài lớp vỏ van được phủ lớp Epoxy tránh sự ăn mòn, rò rỉ trong quá trình sử dụng.
- Lá van được bọc lớp cao su cao cấp nhằm tránh lá van bị mòn trong quá trình sử dụng, cũng như lớp cao su bọc ngoài đạt tiêu chuẩn nước uống.
- Van có thể dử dụng được ở nhiều dạng môi trường khác nhau như nước, dầu, khí. Chất rắn rạng hạt…
Nhược điểm
- Van không được khuyên dùng để điều tiết dòng chảy lưu chất.
- Kích thước bề ngoài van khá lớn, cần phải có không gian phù hợp để lắp đặt, nhất ;à đối với van cổng ty nổi.
- Cấu tạo van phức tạp, chi phí sữa chữa cao và khó khăn.
- Do đĩa và đế van có ma sát nên bề mặt đệm làm kín dễ bị hư hại trong quá trình đóng mở.
Cập nhật lúc 19:57 – 10/02/2020