Khi chúng ta thiết kế quy trình gia công thì việc đầu tiên bạn phải nắm rõ từng loại đồ gá thông dụn, bậc khống chế của chúng, để chúng ta có thể sử dụng một cách phù hợp nhất với nguyên công gia công chi tiết cơ khí
Xem thêm: Tính khối lượng chi tiết cơ khí
Bậc khống chế của đồ gá thông dụng
- Mâm cặp 3 chấu tự định tâm:
Ở mâm cập này thì còn tùy vào mức độ kẹp của bạn, mập cập 3 chấu được sử dụng nhiêu trong quá trình thực tập Tiện nên các em cũng đã biết rõ
- – Cặp sâu khống chế được 4 bậc tự do.
- – Cặp nông khống chế được 2 bậc tự do.
- Mâm cặp 4 chấu không tự định tâm:
- – Cặp sâu khống chế được 2 bậc tự do.
- – Cặp nông khống chế được 0 bậc tự do.
- Mũi tâm:
-Cố đinh vị trí khống chế 3 bậc tự do.
-Mũi tâm thay đổi vị trí khống chế được 2 bậc tự do.
- Khối V:
-Khối V ngắn khống chế 2 bậc tự do.
-Khối V dài khống chế 4 bậc tự do.
- Chốt trụ:
-Chốt trụ ngắn khống chế được 2 bậc tự do.
-Chốt trụ dài khống chế được 4 bậc tự do.
- Chốt côn:
-Chốt côn ngắn khống chế 3 bậc tự do.
-Chốt côn dài khống chế 5 bậc tự do.
- Chốt trám:
-Chốt trám khống chế được 1 bậc tự do.
- Sanga:
-Sử dụng đúng chế độ khống chế được 4 bậc tự do.
- Mặt phẳng:
Có diện tích đủ lớn khống chế được 3 bậc tự do.
Có diện tích đủ nhỏ khống chế được 1 bậc tự do.
Có gì cân hỏi hãy để lại bình luận bên dưới nhé